Quan sát sự kiện Quá cảnh của Sao Kim, 2012

Đường đi của Sao Kim qua đĩa Mặt Trời với thời gian các pha và những số liệu liên quan.Bản đồ những khu vực quan sát được lần đi qua năm 2012 của Sao Kim. Vùng màu xám đậm là vùng không quan sát được, vùng màu trắng là vùng quan sát được hoàn toàn, vùng màu xám nhạt là vùng quan sát được trước khi Mặt Trời lặn, vùng màu xanh là vùng quan sát được sau khi Mặt Trời mọc.

Những khu vực có thể quan sát được toàn bộ lần quá cảnh này là tây Thái Bình Dương, cực tây bắc Bắc Mỹ, đông bắc Châu Á, Nhật Bản, Philippines, đông Úc, New Zealand và những khu vực thuộc vùng Bắc Cực như ScandinaviaGreenland.[4]

Ở Bắc Mỹ, vùng Caribe và tây bắc Nam Mỹ, quan sát được quá cảnh từ ngày 5 tháng 6 cho đến khi Mặt Trời lặn. Ở Việt Nam, Nam Á, Trung Đông, đông Châu Phi và phần lớn Châu Âu, quan sát được sự đi qua từ khi Mặt Trời mọc vào ngày 6 tháng 6. Hiện tượng này không quan sát được ở phần lớn Nam Mỹ và tây Châu Phi.

Rất nhiều kênh phát trực tuyến về sự kiện này với hình ảnh được ghi lại từ các kính thiên văn trên khắp thế giới. Trong thời gian diễn ra quá cảnh, kênh phát trực tuyến của NASA nhận được gần 2 triệu lượt xem và có trung bình khoảng 90.000 xem tại một thời điểm bất kỳ.

Los Angeles, đám đông tập trung quan sát ở núi Hollywood nơi có Đài quan sát Griffith dành cho công chúng. Ở Hawaii, hàng trăm du khách đã quan sát sự kiện từ bãi biển Waikiki nơi được Đại học Hawaii lắp đặt tám kính thiên văn cùng hai màn hình lớn.[5] Phi hành gia Don Pettit cũng quan sát và chụp ảnh lại sự kiện này từ Trạm Không gian Quốc tế (ISS).

CLB Thiên văn nghiệp dư TP. HCM quan sát Sao Kim đi qua Mặt Trời ở Nhà Thiếu nhi Thành phố.

Ở Việt Nam, các câu lạc bộ thiên văn tại ba thành phố lớn là Hà Nội, Đà NẵngSài Gòn tổ chức quan sát sự kiện này từ sáng sớm đến giữa trưa. CLB Thiên văn nghiệp dư TP. HCM (HAAC) mang theo gần như tất cả kính thiên văn của CLB để quan sát, trong đó có kính Celestron 11 inch và kính Tycho - một trong những kính thiên văn tự chế lớn nhất Việt Nam. Ở Hà Nội có Hội Thiên văn nghiệp dư Hà Nội (HAS) tổ chức quan sát tại sân vận động Mỹ Đình với hàng chục chiếc kính thiên văn đủ loại. CLB Thiên văn Bách khoa (PAC) (nay là CLB Thiên văn Đà Nẵng (DAC)) tổ chức quan sát tại khu F Đại học Bách khoa Đà Nẵng và kính quan sát chuyên dụng.[6]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quá cảnh của Sao Kim, 2012 http://www.csmonitor.com/Science/2012/0606/Venus-t... http://www.huffingtonpost.com/2012/05/16/venus-tra... http://www.omaha.com/article/20120602/NEWS01/70602... http://www.pcworld.com/article/257056/missed_the_v... http://www.skyandtelescope.com/astronomy-news/obse... http://venustransit.nso.edu/ http://eclipse.gsfc.nasa.gov/OH/transit12.html http://phys.org/news/2012-03-transit-venus-nearest... http://thanhnien.vn/doi-song/khoa-hoc/chiem-nguong... https://www.theguardian.com/science/2012/jun/06/tr...